Dây thừng – một vật dụng mà chúng ta dễ dàng bắt gặp trong cuộc sống với rất nhiều loại khác nhau từ to tới nhỏ, với đủ hình dạng màu sắc. Xuất hiện rất lâu đời với chất liệu từ những sợi tự nhiên, ngày nay được cải tiến và đem lại chất lượng tốt hơn. Cùng mình tìm hiểu về loại vật dụng hữu ích này nhé ?
Các loại dây thừng thường thấy
Dây thừng là loại dây có thể với nhiều chất liệu khác nhau, là các sợi nhỏ ghép lại thành một sợi lớn. Thông thường các chất liệu hay được sử dụng như sợi gai, sợi vải, sợi nylon…
Dây thừng làm từ chất liệu tự nhiên
Dây thừng tự nhiên là loại thường được làm từ cây gai hoặc cây lanh từ lâu đời để lại. Tuy nhiên loại tự nhiên này có độ bền không được cao, dễ ẩm mốc, dễ hao mòn nhất là trong những điều kiện thời tiết mưa ẩm.
Cũng vì được làm tự nhiên nên dây thừng sẽ có trọng lượng nặng hơn, dẫn đến kích thước có phần cồng kềnh. Nên chủ yếu chỉ được người dân sử dụng với những mục đích đơn giản, không yêu cầu quá cao độ chắc chắn.
Dây thừng tổng hợp từ nhiều nguyên liệu
Như tên gọi của nó, loại dây thừng này được cải tiến từ chất liệu tự nhiên. Thông thường thành phần chính để tạo ra bao gồm nylon, polyester, polypropylene – 3 nguyên liệu để tạo ra loại sợi tổng hợp.
Vì chất liệu có phần cải tiến, nên trọng lượng nhẹ hơn, kích thước nhỏ gọn hơn thuận lợi cho việc di chuyển và sử dụng. Cũng vì những ưu điểm này mà được lựa chọn sử dụng nhiều hơn loại truyền thống.
Cấu trúc của dây thừng tiêu chuẩn
Mỗi loại dây thừng thì có những ưu điểm riêng khác nhau, cũng vì thế đáp ứng mỗi mong muốn của khách hàng khác nhau. Tuy nhiên, tiêu chuẩn thông thường thì sẽ có những cấu trúc như sau:
Chất liệu lõi để tạo nên dây thừng
Nếu lõi dây được làm từ loại sợi tự nhiên thì cần được bôi trơn bằng dầu, sau đó mới đem đi làm thẳng. Còn nếu sợi làm từ nguyên liệu tổng hợp thì sẽ sử dụng các hạt nguyên liệu sau đó tạo ra những sợi nhỏ thẳng, dài.
Lõi dây với chất liệu tự nhiên
Như đã kể trên, với đầu vào là gai dầu, vải lanh, bông nên chất liệu của loại dây thừng này đã không còn được ưa chuộng nhiều như trước do không đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Tuy nhiên dù không được ưa chuộng sử dụng với những mục đích cần độ bền cao, thì loại dây thừng lại đã rẽ hướng sang một thị trường mới là trang trí. Bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy chúng được trang trí trong các quán cafe, hay nội thất, làm những món đồ lưu niệm, một số ít thì dùng trong nông nghiệp.
Lõi dây chất liệu từ nhựa PP
PP là viết tắt của polypropylene, một loại polymer hay được dùng nhiều bởi chúng có khả năng chống nấm mốc, hạn chế mục nát, đặc biệt không bị ăn mòn trong thời gian dài. Sợi dây được làm từ nguyên liệu này nhìn chung cũng được tạo nên từ nhiều sợi nhỏ nữa, xoắn ốc lại thì lại càng trở nên bền chặt.
Không những thế, loại chất liệu này cho đa dạng về màu sắc, kích thước, độ cứng hay độ dài cũng đều đáp ứng được các tiêu chí của người sử dụng. Nên thông thường được sử dụng nhiều trong lĩnh vực công nghiệp, tàu thuỷ.
Lõi dây thừng với chất liệu là polyester
Chất liệu polyester thì khá là đắt so với những loại còn lại, tuy nhiên không thể chê về chất lượng của loại nguyên liệu này. Với khả năng chống lại các loại ăn mòn từ hoá chất cực tốt, hay cả những sự tác động của thời tiết. Vì thế dù giá thành có nhỉnh hơn vẫn được sử dụng nhiều trong đa dạng ngành nghề.
Đặc biệt trong ngày đánh bắt trên biển, loại dây thừng polyester này rất được ưa chuộng hơn cả. Vì khi tiếp xúc thường xuyên với muối biển và nắng gió, độ bền của nó thật sự khó chất liệu nào thay thế được.
Lõi dây thừng làm bằng cotton
Chất liệu này có phần mềm mại, cho ra những sản phẩm cuối cùng có phần bồng bềnh hay dùng trong các công việc thủ công. Có thể sử dụng trong việc trang trí, hay thậm chí là đan móc đều được.
Những loại dây thừng này hay có màu trắng hoặc màu sữa. Kích thước thường thấy từ 1mm đến 10mm, hoặc có những loại lớn hơn. Tuy nhiên không được bền với sức nặng không tốt nên không được dùng trong công nghiệp.
Lớp vỏ bọc của dây thừng
Dây thừng được kết cấu từ những sợi dây nhỏ xoắn ốc lại với nhau, tạo nên một sợi dây lớn. Đôi khi có thể nói rằng, loại dây này không có lớp vỏ bọc bên ngoài như những loại dây khác.
Tuy nhiên ở một số loại dây thừng chuyên dụng, người ta có thể phủ thêm những lớp sơn màu sắc để cho bền, hoặc để với mục đích làm đẹp, trang trí nhìn cho ấn tượng bắt mắt.
Công dụng thường thấy của dây thừng
Dây thừng có rất nhiều công dụng trong cuộc sống từ xa xưa như dùng để buộc đồ vật, gánh hàng, buộc súc vật… Còn được dùng khi đi biển, gia cố, neo đậu tàu thuyền.
Ngày nay hay được dùng làm thủ công như trong trang trí nhà cửa, nội thất hay quà lưu niệm. Hoặc sử dụng trong một số trò chơi giải trí hoặc dùng để luyện tập thể thao như kéo co, xích đu, leo núi…
Tiêu chí để chọn được dây thừng tốt
Một số loại dây thừng được dùng với mục đích trang trí, một số khác lại dùng trong công nghiệp hay nông nghiệp. Để chọn sao cho phù hợp hãy cùng tham khảo những tiêu chí sau đây mình chia sẻ nha.
Cường độ chịu của dây hay còn gọi là sức mạnh chịu lực
Một số loại dây thừng dùng để trang trí thì không tính tới, nhưng nếu đã sử dụng với mục đích khác cao hơn thì khả năng giữ được vật nặng của dây cũng là điều đáng quan tâm. Vì chỉ khi đáp ứng được tiêu chí lực này mới có thể sử dụng được trong một số ngành đặc thù.
Ví dụ như dây cần có khả năng co giãn thấp thì khi bị tác động một lực mạnh trong thời gian dài mới không thể bị biến dạng hay giãn ra gây nên những kết quả không mong muốn. Một số loại không phù hợp có thể sẽ bị đứt, do sức nặng làm phá vỡ các loại dây nhỏ tạo nên chúng.
Khả năng chống hao mòn cũng như biến dạng
Dây cần có độ bền cao, chắc chắn dù sử dụng theo thời gian cũng hạn chế bị biến dạng. Đặc biệt ở một số ngành đặc thù với nhiệt độ cao hay tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời thì cũng cần được đảm bảo bền, dùng bình thường không bị mòn hay đứt gãy.
Đối với một số chất liệu nhân tạo mới như polyester thì cấu trúc sợi rất bền, độ mài mòn thấp, thậm chí có thể chịu đựng đối với các chất như dầu, chất tẩy rửa, các dung môi có tính kiềm hay axit. Khi gặp nước cũng nhanh khô hơn, mà không hấp thụ nước dẫn tới việc bền sợi hơn.
Khả năng này rất quan trọng trong những tiêu chí lựa chọn dây thừng, bởi khi gặp những áp lực hay tác động bên ngoài, nhiều chất liệu rất dễ bị hư hỏng. Vì thế khả năng chống hao mòn biến dạng của chất liệu dây thừng là tiêu chí được nhiều người sử dụng cân nhắc đầu tiên.
Khả năng uốn cong của các sợi
Khả năng uốn cong không chỉ dựa trên đường kính to nhỏ của dây thừng mà còn dựa vào chất liệu sợi tạo nên. Mỗi chất liệu sợi, sẽ có những thành phần khác nhau, và cách tạo dây cũng từ đó khác nhau.
Dựa vào những kinh nghiệm sử dụng thì thông thường loại dây thừng có kết cấu từ nhiều sợi nhỏ sẽ dễ uốn cong hơn loại dây lớn ngay cả khi cùng kích cỡ. Vì thế bạn cũng nên cân nhắc vấn đề này khi lựa chọn dây phù hợp với nhu cầu sử dụng.
Tính chất ổn định trong quá trình sử dụng lâu dài
Một sợi dây thừng được gọi là ổn định khi nó có thể sử dụng trong quá trình làm việc một cách trơn chu mà không gặp rắc rối nào về vấn đề chất lượng. Tính ổn định đó được chủ yếu xây dựng lên nhờ thành phần sợi tạo nên dây thừng là chủ yếu.
Sau đó tới cách hình thành cũng góp một phần tiên quyết cho tính ổn định của sợi dây. Tuy nhiên ngày nay chưa có phép đo nào thực sự chuẩn để tính toán đo lường được thông số này, mà chỉ dựa vào kinh nghiệm để ước chừng.
Cách bảo quản và vệ sinh dây thừng để tăng độ bền
Đối với những loại dây thừng dùng chất liệu tổng hợp, hay hoá học bạn hoàn toàn có thể làm sạch bằng nước thông thường. Tuy nhiên không nên cho vào máy giặt, máy sấy hay sử dụng các chất tẩy rửa mạnh vì có thể làm giảm độ bền của dây.
Khi không sử dụng nữa, và đã được vệ sinh thì nên phơi khô sau đó cất vào nơi tránh ánh nắng trực tiếp hoặc bỏ túi nếu không có ý định sử dụng trong thời gian dài.
Thời điểm nào thì cần thay mới dây thừng?
Việc thay dây khi sử dụng ở một số công việc đặc thù cần tính an toàn cao như leo núi, đi biển,… thật sự là rất cần thiết. Ngay cả khi những công việc như dùng để buộc cố định, giằng chống thuyền thì cũng cần thường xuyên kiểm tra độ an toàn của sợi dây mình đang sử dụng.
Thông thường những loại dây thừng có tuổi thọ khá cao, nên tuỳ vào thời gian sử dụng, thì quá lâu mới cần mua sản phẩm mới. Nhưng trong một số hoạt động chẳng may gặp những sự cố khiến bị đứt hoặc hư hỏng phần nào đó, bạn cũng nên cân nhắc thay mới ngay cả khi chưa hết tuổi thọ của nó.
Màu sắc đã quá cũ, bề ngoài các sợi có phần bị bào mòn khiến kích thước chu vi vòng có phần nhỏ hơn, nhìn mỏng hơn đều là những dấu hiệu nhắc nhở bạn thay mới. Hoặc thậm chí có những vết đứt từ những sợi nhỏ, thì chắc chắn có thể khiến cả phần dây của bạn có thể bị hư hỏng trong thời gian sắp tới.
Kết bài
Dây thừng là vật dụng được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên nếu không hiểu rõ được tính chất của từng loại thì thật khó để mua được loại đúng như yêu cầu mong muốn. Hy vọng qua bài viết này, sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích trong quá trình chọn lựa.