Bản đồ VN sẽ cung cấp cho bạn thông tin cũng như vị trí của 63 tỉnh thành, trong đó có 58 tỉnh cùng với 5 bản đồ thành phố trực thuộc trung ương. Và khi đã nắm giữ những thông tin cơ bản bạn sẽ biết được rất nhiều điều bổ ích. Sau đây là những hướng dẫn đọc và sử dụng sao cho hiệu quả nhất.
Tổng quan về bản đồ VN
Bản đồ VN là một tờ giấy nhưng trong đó có đầy đủ những thông tin cần thiết nhất để bạn biết được vị trí địa lý của nước ta cũng như những tỉnh thành cụ thể như thế nào. Theo như tìm hiểu của chúng tôi thì bản đồ có rất nhiều kích thước khác nhau, từ kích thước lớn cho đến kích thước nhỏ. Tuy chỉ là một tờ giấy nhưng lại có tầm ảnh hưởng vô cùng lớn đồng thời mang lại nhiều giá trị đặc biệt.
Chỉ với tấm bản đồ VN bạn sẽ nhanh chóng biết được đất nước ta nằm ở khu vực Đông Nam Á, phía đông trên bán đảo Đông Dương. Hình dáng của đất nước là một chữ S vô cùng uyển chuyển trải dài theo Biển Đông. Giáp Trung Quốc ở phía bắc. Thêm vào đó Việt Nam cũng sở hữu một đường biên giới khá dài giáp ranh với Lào và Campuchia ở phía Tây Nam.
Nhờ sở hữu diện tích lên đến 331.689 km² trên bản đồ hành chính Việt Nam thì đất nước được đánh giá là ngang bằng Phần Lan và thậm chí lớn hơn tiểu bang New Mexico của Hoa Kỳ. Ngoài ra, một số thông tin về hành chính Việt Nam bạn có thể chưa nắm rõ chính là tổng dân số khoảng 90.700.000 người, xếp thứ 13 trong danh sách quốc gia có đông dân cư nhất trên thế giới.
Các nội dung thể hiện trên bản đồ VN
Trên bản đồ VN có rất nhiều thông tin khác nhau, nội dung siêu đa dạng nên bạn không thể tường tận trong ngày một ngày hai được. Ở bài viết này chúng tôi sẽ phân tích các nội dung trên bản đồ theo từng miền cụ thể để anh em thuận tiện theo dõi và nắm bắt, cụ thể như sau:
Với miền Bắc
Miền Bắc Việt Nam là vùng địa lý nằm ở phía bắc, được ví là “trái tim của cả nước” với trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa đặt tại đây, Thủ đô Hà Nội. Bắc Bộ theo như tìm hiểu thông qua bản đồ thì được chia thành 3 vùng kinh tế trọng điểm, cụ thể như sau:
- Đông Bắc bộ gồm 9 tỉnh thành là: Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh. Một số tỉnh thành vẫn đang còn nghèo nàn và gần núi.
- Tây Bắc bộ gồm 6 tỉnh thành là: Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La. Vùng này chủ yếu nằm hữu ngạn sông Hồng và thuộc vùng cao có nhiều đồi núi trù phú. Riêng Lào Cai, Yên Bái đến thời điểm hiện tại vẫn được xếp vào tiểu vùng đông bắc.
- Đồng bằng sông Hồng gồm 10 tỉnh thành là: Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Vĩnh Phúc. Trong đó Hà Nội chính là thủ đô của nước ta, nơi tập trung những cơ quan đầu não.
Với miền Trung
Miền Trung nằm ở giữa Bản đồ Việt Nam là một trong ba vùng chính ở nước ta (gồm Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ). Theo tìm hiểu thông qua bản đồ thì miền Trung có phía Bắc giáp với khu vực Đồng bằng Sông Hồng và trung du miền núi Bắc Bộ, phía Nam giáp với các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu vùng Nam Bộ, phía Đông giáp với Biển Đông, phía Tây giáp với 2 quốc gia là Lào và Campuchia.
Miền Trung bao gồm 19 tỉnh thành, Tây Nguyên là khu vực cao nguyên lớn nhất ở nước ta với 5 tỉnh. Bắt đầu tính từ Bắc xuống Nam là các địa danh như Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
Bản đồ với miền Nam
Miền Nam là một trong 3 vùng lãnh thổ ở nước ta có địa hình khá bằng phẳng, đồng bằng phù sa đều thuộc vào hệ thống sông Đồng Nai và sông Cửu Long. Cụ thể vị trí của miền Nam như sau:
- Phía Đông và phía Đông Nam giáp ranh với biển Đông.
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp biên giới của Campuchia.
- Phía Tây giáp với vịnh của xứ chùa Vàng Thái Lan.
- Phía Đông Bắc giáp với Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
Miền Nam Bộ gồm 17 tỉnh bắt đầu từ Bình Phước trở xuống phía Nam. Có tổng cộng 2 thành phố trực thuộc trung ương, đó chính là thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Cần Thơ. Khu vực Nam Bộ chia thành 2 vùng là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Tây Nam Bộ) và vùng Đông Nam Bộ.
- Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có những tỉnh là: An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau và thành phố Cần Thơ.
- Vùng Đông Nam Bộ có những tỉnh là: Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh.
Với sông ngòi
Việt Nam hiện sở hữu hơn 2360 con sông dài 10km và có tổng cộng 23 sông xuyên biên giới, chảy liên tỉnh đưa vào danh mục quản lý thuộc Cục đường sông Việt Nam thông qua quyết định số 1989 ngày 1-11-2010 của Thủ tướng Chính phủ. Trong đó có 191 tuyến sông, kênh sở hữu tổng chiều dài 6.734,6 km được biết đến là tuyến đường sông quốc gia.
- 03 dòng sông rộng nhất chính là Sông Hồng, sông Tiền, sông Hậu, chiều rộng trung bình khoảng 1 km.
- 112 cửa sông lạch đổ ra biển, những cửa sông lớn thường bắt nguồn từ nước ngoài, trung lưu và hạ lưu chảy trên đất Việt.
- Những dòng sông có chiều dài chảy tại Việt Nam lớn nhất là: Sông Hồng với chiều dài 551 km; sông Đà với chiều dài 543 km; sông Thái Bình với chiều dài 411 km.
- 3 dòng sông xếp vào diện hung dữ nhất tại Việt Nam là sông Hồng, sông Đà, sông Lô, trong những sông đó thì lưu lượng của sông Hồng cao nhất, hơn 9.200m3/s.
Cách đọc các thành phần màu trên bản đồ VN
Theo Phụ lục 1 ban hành tại Thông tư 12/2020/TT-BTNMT về Bảng màu ký hiệu bản đồ địa hình quốc gia tỉ lệ 1:10.000, 1:25.000 thì mỗi một màu sắc sẽ được ký hiệu riêng. Để đọc được thành phần màu trên bản đồ VN bạn sẽ phải tường tận thông tin và ý nghĩa của từng màu cụ thể. Ví dụ chi tiết như ở bảng dưới đây:
Cách đọc các thành phần địa hình trên bản đồ VN
Theo Phụ lục 2 ban hành cùng với Thông tư 12/2020/TT-BTNMT về các thành phần địa hình trên bản đồ địa hình quốc gia theo tỉ lệ 1:10.000, 1:25.000 thì từng địa hình sẽ tương ứng với một ký hiệu riêng. So với việc ghi nhớ màu sắc và ý nghĩa thì ghi nhớ những ký hiệu địa hình khó hơn rất nhiều vì các ký hiệu đôi khi chỉ là một đường thẳng hay một đường uốn lượn.
Theo tìm hiểu của chúng tôi thì thành phần địa hình bắt đầu được ký hiệu từ số thứ tự thứ 77 và thuộc vào mục IV. Bạn hãy tìm đến mục này tham khảo và nghiên cứu những ký hiệu để tiến hành đọc các thành phần địa hình trên bản đồ VN sao cho chuẩn xác nhất có thể.
Cách đọc thành phần thực vật trên bản đồ Việt Nam
Theo Phụ lục 2 ban hành cùng với theo Thông tư 12/2020/TT-BTNMT về các thành phần thực vật trên bản đồ địa hình quốc gia theo tỉ lệ 1:10.000, 1:25.000 thì mỗi loại cây sẽ có những ký hiệu hoàn toàn khác nhau. Trong bảng ký hiệu thì thành phần thực vật sẽ bắt đầu được tính từ số 145 trở đi, bạn hãy nhìn vào đó và ghi nhớ từng ký hiệu để tiến hành đọc bản đồ VN cho chuẩn xác.
Lưu ý để sử dụng hiệu quả bản đồ VN
Để có thể sử dụng được bản đồ VN hiệu quả không phải điều dễ dàng đồng thời không phải ai cũng làm được. Thậm chí việc đọc và sử dụng bản đồ còn đưa vào chương trình dạy học đủ để thấy tầm quan trọng cũng như sức ảnh hưởng cụ thể như thế nào. Tuy nhiên để dùng hiệu quả nhất có thể thì bạn cần phải lưu ý đến một số vấn đề cụ thể như sau:
Đọc bản đồ VN
Bạn cần phải biết cách đọc bản đồ sao cho chuẩn xác nhất có thể, trên bản đồ có rất nhiều ký hiệu khác nhau và mang những ý nghĩa cũng hoàn toàn khác nhau. Để đọc được bạn cần phải học thuộc lòng, ghi nhớ tất tần tật những ký hiệu này. Biết màu sắc chỉ điều gì, hình này mang ý nghĩa như thế nào, có như thế tấm bản đồ sẽ nằm trong lòng bàn tay bạn, thông tin gì cũng được nhanh chóng cung cấp.
Phân tích bản đồ VN
Bên cạnh việc đọc bản đồ VN thì việc phân tích bản đồ cũng vô cùng quan trọng, nhất là đối với những bạn học hay làm việc ngành nghề liên quan đến bản đồ. Trên thực tế phân tích không hề đơn giản, không chỉ đọc được bản đồ mà còn phải dựa vào những thông tin đó để luận giải ra được những thông tin mới nhằm mang đến cho người nghe những kiến thức bổ ích nhất, đây là điều không phải ai cũng có thể làm được.
Hiểu các thông tin trên bản đồ
Dù chỉ là một tờ giấy nhưng những thông tin trên bản đồ VN có rất nhiều, bao gồm cả địa hình, thực vật hay thậm chí là dân số bên cạnh vị trí địa lý của nước ta cũng như tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Hiểu rõ tất tần tật những thông tin có trên bản đồ chính vì thế không phải việc đơn giản. Bên cạnh khả năng đọc và phân tích tốt thì bạn cũng cần phải nắm bắt đúng và tư duy hoàn hảo thì mới mở rộng được kiến thức của mình thông qua bản đồ.
Kết luận
Trên đây là những thông tin tổng quan về bản đồ VN mà chúng tôi muốn chia sẻ tường tận đến cho bạn đọc. Khi đã nắm giữ những thông tin cơ bản bạn sẽ biết được rất nhiều điều bổ ích, nhất là vị trí của 63 tỉnh thành trên cả nước. Nhờ thế việc đi chơi hay đi du lịch sẽ trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều.